Trào ngược dạ dày là căn bệnh không hề xa lạ đối với nhiều người. Đây được coi là bệnh lý và cũng là triệu chứng tiền đề cho các căn bệnh khác. Vì sao lại mắc căn bệnh này? Những biểu hiện của bệnh là gì? Dưới đây là một số thông tin cơ bản về chứng trào ngược dạ dày. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào ngược thực quản. Đây là tình trạng dịch dạ dày (thức ăn, men tiêu hóa, hơi,…) trào ngược lên thực quản. Bệnh này xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng. Nếu căn bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra tác hại khôn lường cho cơ thể con người. Có thể kể đến:
- Loét thực quản: Thực quản bị tác động trào ngược nhiều lần gây tổn thương bề mặt thành thực quả. Các vết loét được hình thành và gây ra tình trạng chảy máu kèm theo đau đớn. Làm cho người bệnh khó nuốt thức ăn, không muốn ăn uống, thiếu hụt dinh dưỡng.
- Hẹp và sẹo thực quản: Khi tổn thương ở thực quản liền lại sẽ tạo nên sẹo, gây hẹp thực quản. Điều này làm cho còn đường lưu chuyển thức ăn bị thu hẹp, tăng nguy cơ ứng đọng thức ăn gây khó tiêu, khó thở và một số triệu chứng đi kèm khó chịu khác.
- Một số tác hại khác là: Tình trạng mô vảy ở đoạn thực quản – thực quản barrett; Ung thư thực quản,… Và các bệnh nhẹ khác là: hen suyễn, viêm thanh họng, phế quản,… Các căn bệnh nhẹ tái đi tái lại nhiều lần.
Người bệnh cần quan sát và tìm ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng và cơ thể của mình. Tránh những biến chứng, tác hại nặng đến cơ thể.

Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày có một số biểu hiện, triệu chứng phổ biến là:
- Ơ hơi, ợ nóng: Người bệnh có cảm giác nóng ở vùng dạ dày ( thượng vị), dưới xương ức và lan đến cổ. Vị chia để lại trong miệng gây khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng ợ này xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, khi nằm ngủ và nhất là vào ban đêm.
- Buồn nôn, nôn: Sự trào ngược của axit dạ dày làm cho người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Tình trạng này xuất hiện nặng nhất vào ban đêm, lúc nằm ngủ.
- Đau tức thượng vị: Hiện tượng này xảy ra do axit có trong vị dịch trào ngược kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trong niêm mạc thực quản. Đau đớn kéo theo cảm giác đau tức ngực.
- Ngoài ra còn có một số biện hiện nhỏ như: khó nuốt thức ăn, khàn giọng, miệng tiết nhiều nước bọt, khó tiêu, đầy bụng, hen suyễn viêm phổi,…

Có thể bạn quan tâm: mẹo chữa trào ngược dạ dày khó thở
Những điều nên và không nên khi điều trị trào ngược dạ dày
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày làm cho người bệnh mệt mõi, chán ăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Phương hướng điều trị bệnh hạn chế dùng thuốc đang được quan tâm hiện nay. Cụ thể hướng đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn ít hơn bữa lớn để cho dạ dày từ từ điều chỉnh và co bóp thức ăn.
- Lựa chọn thực phẩm, món ăn có tính kiềm, có khả năng dung hòa axit tốt như: Các món ăn từ tinh bột (bánh mỳ, bột yến mạch,…), món ăn nhiều đạm dễ tiêu.
- Hạn chế các thực phẩm kích thích tăng axit và tăng co thắt dưới thực quản như hoa quả chua (cam, chanh, dứa,…)
- Giảm thực phẩm giàu béo, các món ăn cay nóng, khó tiêu.
- Không uống/sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia, cafe, hay các đồ uống có gas)
- Không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Thư giãn, giảm stress có thể làm giảm các triệu chứng trào người thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh không quá nghiêm trọng nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Bạn cần quan sát tình trạng cơ thể và áp dụng các phương án chữa trị tương ứng. Tốt nhất là nên thăm khám bác sĩ chuyên môn để có những lời khuyên và chỉ định phù hợp và chính xác nhất. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn vui khỏe.
Bạn có thể tham khảo thêm tại: 24hkhoedep.com