Một trong những mô hình kinh doanh được nhiều chủ đầu tư quan tâm chính là thiết kế nhà hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công. Bởi khách hàng đến đây không chỉ để thưởng thức món ăn mà còn tận hưởng không gian quán. Vậy làm thế nào để bố trí, sắp xếp hợp lý, đảm bảo sự thoải mái cho khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng ăn uống cơ bản bạn cần biết.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng ăn uống là gì?
Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng ăn uống chính là các quy tắc được đưa ra. Chủ đầu tư và kỹ sư xây dựng cần tuân thủ trong việc thi công, xây dựng và thiết kế. Từ đó đảm bảo chất lượng và không gian nhà hàng hài hòa. Mọi khu vực được phân bố hợp lý đảm bảo phát huy hết công năng. Tuy nhiên mỗi phong cách nhà hàng, yếu tố văn hóa, kinh tế mà có những tiêu chuẩn khác nhau.

Tiêu chuẩn thiết kế khu vực phục vụ khách hàng
Đây được xem là khu vực quan trọng nhất của nhà hàng ăn uống. Hãy chú trọng vào khâu thiết kế không gian để đem đến trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Nên ưu tiên thiết kế khu vực ăn uống gần với mặt chính nhà hàng. Để khách hàng vừa thưởng thức đồ ăn vừa ngắm nhìn view ngoài trời, sân vườn. Tiêu chuẩn thiết kế diện tích khu vực ăn uống cần đáp ứng những thông số quy định sau:
- Đối với nhà hàng ăn uống tầm cam cấp: 1.8m2 – 2.0m2/ khách
- Đối với nhà hàng ăn uống tầm trung cấp: 1.6m2 – 1.8m2/ khách
- Đối với nhà hàng ăn uống tầm bình dân: 1.4m2 – 1.6m2/ khách

Tiêu chuẩn thiết kế khu vực bếp
Bếp là nơi những món ăn ngon, đẹp mắt được “ra lò” từ đôi bàn tay chuyên nghiệp của các đầu bếp. Vì vậy hãy thiết kế không gian thoải mái để họ có thể tập trung, thỏa sức sáng tạo. Một món ăn bắt mắt, độc đáo sẽ gây ấn tượng đặc biệt với người dùng. Đồng thời món ăn cũng góp phần tạo nên “chất riêng” của nhà hàng.
Khi thiết kế khu vực nhà bếp cần bố trí dây chuyền hoạt động theo công năng để phát huy hết hiệu quả. Tính toán diện tích kỹ lưỡng và sắp xếp thuận tiện từ nhà kho, khu vực nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị, sơ chế, nấu nướng, dọn rửa,…Nên bố trí khu vực cung cấp thực phẩm gần với vị trí của đầu bếp để tiết kiệm thời gian. Khu vực bếp cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng ăn uống như sau:
- Đối với nhà hàng cao cấp, khu vực bếp có diện tích 0.7 m2/người
- Đối với nhà hàng trung cấp, khu vực bếp có diện tích 0.5 – 0.6 m2/người
- Đối với nhà hàng bình dân, khu vực bếp có diện tích 0.4 – 0.5 m2/người

Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh
Nếu như bạn nghĩ khu vực nhà vệ sinh không quan trọng trong việc thiết kế nhà hàng ăn uống. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Thực tế, nhà hàng có ghi điểm trong mắt khách hàng hay không phụ thuộc nhiều vào khu vực nhà vệ sinh.
Nhà vệ sinh cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát để gây thiện cảm với khách hàng. Không những vậy khách hàng còn đánh giá cao sự tinh tế của chủ đầu tư. Một người chủ tâm huyết sẽ để ý đến những vị trí nhỏ nhất của nhà hàng. Nhà vệ sinh cần đảm bảo tính thẩm mỹ, bố trí tách biệt để không ảnh hưởng đến quá trình thưởng thức của khách. Tùy thuộc vào không gian và số lượng khách đón tiếp mà nhà hàng bố trí số lượng nhà vệ sinh cho hợp lý.
- Nếu nhà hàng có khoảng 50 khách hàng chỉ cần 1 nhà vệ sinh nam và 1 nhà vệ sinh nữ
- Nếu nhà hàng có 50 – 200 khách nên bố trí 2 nhà vệ sinh nam và 2 nhà vệ sinh nữ
- Nếu nhà hàng có 200 – 400 khách cần bố trí 3 nhà vệ sinh nam và 4 nhà vệ sinh nữ
- Nếu nhà hàng có trên 400 khách hàng thì căn cứ vào mô hình và ngân sách mà bố trí số lượng nhà vệ sinh tương ứng
Tiêu chuẩn thiết kế bãi đậu xe
Diện tích khu vực đậu xe của nhà hàng phụ thuộc vào tỷ lệ lượng xe trong cùng một thời điểm. Chủ đầu tư cần dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu để xác định. Tiêu chuẩn quy định đối với bãi đậu xe là 2.5 – 3m2/xe máy và 25m2/xe ô tô con. Diện tích này chưa bao gồm lối đi ra vào và bến đỗ. Ngoài ra chủ đầu tư có thể dựa vào công thức sau để tính toán diện tích bãi đậu xe máy:
Diện tích bãi đỗ xe máy = Số khách đi xe tại một thời điểm nhất định x 50% x 3m2
Tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng về vật liệu, nội thất, trang thiết bị
Khi lựa chọn vật liệu và đồ nội thất cần đáp ứng tiêu chuẩn về độ bền, đẹp. Hạn chế sử dụng những đồ nội thất làm bằng chất liệu chịu nước và độ ẩm kém. Một mẹo trong tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng ăn uống chính là bàn ghế nên dùng gỗ thịt. Không nên dùng gỗ công nghiệp bởi tính chống thấm, chống mối mọt không cao, dễ bị bong tróc.
Giá, kệ để bát dụng cụ nấu ăn làm bằng inox thay vì sắt nhôm để hạn chế bị rỉ. Những vị trí tay hay tiếp xúc nên lát gạch, ốp đá để dễ lau chùi. Trang thiết bị trong nhà hàng cũng cần trang bị đầy đủ và đảm bảo chất lượng hoạt động tốt.
Nên lắp đặt hệ thống thông gió và máy điều hòa để không gian thông thoáng. Hệ thống cung cấp nước cho các hoạt động của nhà hàng đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, một nhà hàng đạt chuẩn nhất định phải bố trí thiết bị phòng cháy, chữa cháy khu vực bếp. Ngăn cách các khu vực cần có biển chỉ dẫn.
Tiêu chuẩn thiết kế lối vào
Khi thiết kế nhà hàng ăn uống, bạn không nên bỏ qua việc thiết kế mặt tiền và lối đi. Điều này sẽ giúp bạn ghi ấn tượng với thực khách và quá trình kinh doanh được hiệu quả. Bởi khu vực mặt tiền là bộ mặt của nhà hàng, thu hút sự chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Lối đi trong nhà hàng cần rộng rãi tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng lẫn nhân viên. Tùy vào phong cách quán và mô hình mà bạn trang trí lối đi cho bắt mắt. Đồng thời nên sử dụng một bản nhạc nhộn nhịp để góp phần tạo không khí cho quán.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích về tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng ăn uống. Đây là những tiêu chuẩn cơ bản mà bất cứ chủ đầu tư nào khi kinh doanh mô hình này cũng phải nắm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và thực hiện được. Một khi nhà hàng của bạn đạt những tiêu chuẩn trên sẽ góp phần phát huy hết công năng, tính thẩm mỹ và hiệu quả kinh doanh.