Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường thấy hiện nay ở người trưởng thành và đang dần trẻ hóa. Tuy căn bệnh này không gây nhiều nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp phòng chống và điều trị bệnh được tìm kiếm và áp dụng theo điều kiện cơ địa của người bệnh.Vấn đề ăn uống cho người bị rối loạn tiêu hóa cũng không nên xem nhẹ. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì chính là chủ đề mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn hôm nay. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Một số thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh rối loạn tiêu hóa là:
Các loại trái cây
- Chuối: giàu kali đồng thời có nhiều chất xơ hòa tan giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón vô cùng hiệu quả.
- Bơ: có nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa. Loại quả này giúp cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa. Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng trong bơ còn có tác dụng chuyển beta carotene thành vitamin A. Có tác dụng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
- Táo: có hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra các vitamin và khoáng chất có trong táo giúp đẹp da và các vấn đề về tiêu hóa khác.
Có thể ban quan tâm: Tổng hợp 7 cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà cực hiệu quả
Cháo và thức ăn dạng lỏng
Khi tình trạng bệnh tiêu hóa kéo dài, người bệnh cảm thấy chán ăn hay khó chịu thì món cháo hay món ăn dạng lỏng sẽ là lựa chọn tốt. Dễ ăn, có thể ứng biến linh hoạt các loại nguyên liệu thơm ngon cho người bệnh. Bạn có thể thưởng thức các món cháo đa dạng như: cháo thịt bằng cháo bí đỏ, cháo lươn, cháo cá,… để làm đa dạng bữa ăn.
- Các món súp lỏng cũng được áp dụng khi người bệnh ngán cháo (súp bắp, súp bí đỏ, súp gà, súp cua,… )
- Sữa chua: là món ăn khá ngon và rất tốt cho đường tiêu hóa. Các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp cân bằng hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón. Bạn có thể biến tấu thêm một ít trái cây hay các loại hạt dinh dưỡng để tăng hàm lượng dinh dưỡng và thơm ngon hơn.
Hãy ăn các món dễ tiêu hóa, dễ ăn cho đến khi tình trạng bệnh của bạn đỡ hơn nhé!
Các loại gia vị, rau củ hạt tốt cho người rối loạn tiêu hóa
- Gừng: là loại gia vị quen thuộc tốt cho sức khỏe, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Gừng làm giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
- Khoai lang: có nhiều chất xơ giúp cải thiện vấn đề tiêu hóa, chống táo bón hiệu quả.
- Yến mạch: có lượng chất xơ dồi dào ngăn ngừa táo bón. Yến mạch cũng giàu dinh dưỡng, vitamin rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể chế biến món cháo yến mạch thịt bằm thơm ngon cho những bữa ăn của mình. Thời gian nấu món cháo yến mạch khá nhanh, tiện lợi và giàu dinh dưỡng cho người rối loạn tiêu hóa.
- Rau xanh: giàu vitamin, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột và làn da. Tuy nhiên liều lượng rau xanh nên được khống chế lượng vừa đủ cho cơ thể. Một số loại rau xanh dành cho người rối loạn tiêu hóa như: các loại đậu, súp lơ xanh ,củ cải, măng tây, cà rốt, bí đỏ…

Rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì?
Ngoài các loại thực phẩm, món ăn tốt cho người rối loạn tiêu hóa được kể trên thì người bệnh cần kiêng kỵ một số loại thực phẩm. Những loại thức ăn này sẽ làm tình trạng bệnh thêm nặng.
- Những món ăn tái, sống hay bảo quản lâu ngày: Các món ăn tái, sống chứa nhiều vi khuẩn có hại nên tránh ăn (tiết canh, gỏi sống, món tái,…)
- Rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cafe nên tránh sử dụng quá nhiều. Đặc biệt là người bị rối loạn tiêu hóa.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: sẽ kích thích dạ dày, đường ruột làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Hoa quả khô và các loại quả có vị chua: gây đầy bụng, khó tiêu cho dạ dày. Axit có trong hoa quả chua làm tăng tình trạng ợ nóng, ợ hơi không tốt cho dạ dày, đường ruột.
Các món ăn, thực phẩm trên gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đường ruột. Bạn nên tránh ăn để cải thiện sức khỏe của mình.
Một số lưu ý về vấn đề ăn uống cho người rối loạn tiêu hóa
Ngoài các nhóm thực phẩm nên ăn và nên tránh thì một số thói quen về ăn uống cũng nên được bạn chú ý. Các món ăn cung cấp cho cơ thể nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh thức ăn ôi thiu, để qua ngày. Thói quen ăn uống điều độ ( sáng, trưa ăn nhiều, tối ăn nhẹ) và bổ sung 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung thêm kali, magie có trong nước hoặc các loại vitamin C qua trái cây hoặc viên sủi C. Giữ thói quen ăn uống tốt cũng là cách bạn cải thiện sức khỏe, tăng đề kháng cho cơ thể.
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn. Ngoài ra còn có một số lưu ý bổ ích về thói quen ăn uống cũng được lồng ghép trong bài viết. Hi vọng rằng bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, sống vui tươi.
Tham khảo nhiều hơn tại: https://24hkhoedep.com