Mở nhà hàng lẩu nướng cần bao nhiêu vốn hay mở nhà hàng lẩu nướng cần những gì là thắc mắc mà rất nhiều người đang có ý tưởng kinh doanh mô hình này quan tâm. Dưới đây là kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng ít vốn và đắt khách mỗi ngày, cùng tìm hiểu nhé.
Mở nhà hàng lẩu nướng cần bao nhiêu vốn?
Vấn đề chi phí là vấn đề đầu tiên mà bạn cần phải quan tâm khi có ý định mở nhà hàng. Bạn có thể tham khảo các loại chi phí và thang giá dưới đây.
- Thứ nhất, chi phí cho mặt bằng: Mặt bằng cho nhà hàng lẩu nướng phải rộng và thoáng, ít nhất cũng phải trên 30m2 để kê được khoảng 10 bộ bàn ghế. Ở các tỉnh thì mức thuê sẽ thấp hơn rất nhiều còn ở thành phố, khoản chi để thuê sẽ khá cao, từ 7 – 8 triệu/tháng trở lên. Tính cả tiền đặt cọc, tháng đầu tiên bạn cần phải chi ra khoảng 15 – 30 triệu.
- Thứ 2, chi phí tu sửa lại quán: Bao gồm các chi phí như sơn tường, lát gạch, xây khu vực bếp, lắp thiết bị điện nước khoảng 40-50 triệu.
- Thứ 3, chi phí mua trang thiết bị: Bao gồm chi phí mua bàn ghế, các dụng cụ nấu ăn (bếp, nồi, tủ) và bếp, vỉ nướng khoảng 35-45 triệu.
- Thứ 4, chi phí làm thực đơn, bảng hiệu: Khoảng 5 triệu.
- Thứ 5, chi phí mua nguyên liệu: Khoảng 3 – 4 triệu/ngày.
Ngoài ra, bạn cần dự trù thêm một khoản để chi vào các khoản phát sinh khi đang hoạt động.
Như vậy, số vốn bạn có để mở quán lẩu nướng tùy vào quy mô và cả địa điểm mà có thể có sự dao động lớn. Ở các tỉnh, thành thì có thể từ 70 triệu, ở các thành phố lớn hơn thì từ 100 triệu trở lên.

>>> Xem thêm: Thiết kế nhà hàng đẹp
Những nguyên tắc khi xây dựng thực đơn nhà hàng lẩu nướng
Khi xây dựng menu nhà hàng lẩu nướng, bạn cần chú ý tới các nguyên tắc sau:
1. Tối giản hóa danh sách món ăn
Thực đơn nhà hàng lẩu nướng nên giới hạn số lượng món để khách dễ dàng đưa ra quyết định. Khi có số lượng món nhất định sẽ giúp bạn tập trung vào chất lượng món ăn hơn thay vì tốn quá nhiều công sức để chuẩn bị nguyên liệu, làm món, bảo quản quá nhiều nguyên vật liệu.
2. Tạo sự khác biệt cho thực đơn
Nhà hàng không thể phục vụ nhu cầu của mọi khách hàng, vì thế bạn hãy tập trung vào một hoặc một vài món ăn đặc trưng sẽ giúp nhà hàng xây dựng được thương hiệu riêng biệt của mình trong đầu khách hàng.
3. Đánh trọng tâm vào món ăn chính
Bạn nên đo lường, khảo sát khách hàng xem họ thích món ăn nào nhất, món nào đang bán chạy và mang lại lợi nhuận cao nhất,… Khi biết được những điều đó, bạn hãy làm nổi bật món ăn trên thực đơn, ngoài ra bạn cũng nên cắt giảm những món ăn không mang lại lợi nhuận và các món ăn không được khách hàng yêu thích.
4. Chia nhỏ các mục của thực đơn
Bạn nên phân nhỏ các mục trên thực đơn thành các phần như: món chính, món phụ, món ăn kèm, thức uống,… để khách hàng xe dễ dàng, đưa ra quyết định nhanh chóng sẽ tiết kiệm thời gian cho nhân viên order của quán.
Kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng thu hút khách
1. Xác định hình thức kinh doanh
Hiện nay trên thị trường có hai dạng kinh doanh nhà hàng lẩu nướng là bán theo phần (tức là gọi món theo đĩa) và bán theo hình thức buffet (có giá nhất định). Bạn nên tính toán kỹ trước khi lựa chọn hình thức kinh doanh là chọn một trong 2 hoặc kết hợp cả 2 nhé.

2. Xác định khách hàng mục tiêu của bạn
Bạn cần phải xác định rõ ràng ngay từ đầu, đối tượng khách hàng mục tiêu của nhà hàng là ai, sinh viên, hay là nhân viên văn phòng, hay người có thu nhập cao, … để có thể đưa ra được thực đơn phù hợp và mức giá hợp lý cho đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới.
3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Tuỳ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của bạn mà lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp.
Khi lựa chọn địa điểm mở nhà hàng lẩu nướng cần bảo bảo: nơi tập trung đông dân cư, có chỗ để xe rộng rãi, vị trí ở mặt tiền đường dễ tìm kiếm, không gian thoáng mát,…
4. Trang trí không gian, thiết kế nội thất thu hút
Đầu tiên bạn cần thiết kế nhà hàng có hệ thống hút khói tốt để hạn chế mùi thức ăn và khói sẽ bám vào quần áo, tóc của khách hàng. Tùy vào thiết kế của nhà hàng mà bạn nên chọn hệ thống hút mùi âm trần hoặc hút mùi thông gió.
Ngoài việc, bố trí hợp lý giúp không gian thoáng mát, bạn có thể trang trí thêm cho nhà hàng những bức tranh treo tường bắt mắt hoặc chậu cây xanh để tạo điểm nhấn.
Thiết kế nhiều dạng bàn khác nhau như bàn đôi, bàn bốn người, bàn sáu người,…để phù hợp với số lượng khách đi cùng nhau.

5. Nguyên liệu chất lượng
Bạn cần chọn được nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng và có giá thành hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng cần học cách lựa chọn thực phẩm để có thể chọn được những thực phẩm tươi ngon nhất về cho nhà hàng của mình.
Quy trình sơ chế và chế biến món ăn phải đảm bảo, bạn cần đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu.
6. Đào tạo nhân viên phục vụ
Thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên yếu tố sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của nhà hàng.
Nhân viên phục vụ cần phải có tác phong nhanh nhẹn, cởi mở, thân thiện, có thái độ phục vụ luôn niềm nở với khách hàng,… Ngoài ra, bạn cũng nên thiết kế cho nhân viên đồng phục theo nét đặc trưng của cửa hàng.
7. Lên kế hoạch marketing cho nhà hàng
Bạn có thể marketing cho nhà hàng bằng các cách như: phát tờ rơi, làm biển hiệu thật lớn, chạy quảng cáo Facebook để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng nên thiết kế website cho nhà hàng, cập nhật hình ảnh , menu, danh sách các món ăn,…để khách hàng có thể tham khảo.
Đồng thời, để thu hút khách, nhà hàng của bạn cũng nên thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi và các ưu đãi.
Trên đây là một số kinh nghiệm mở nhà hàng lẩu nướng mà bạn có thể tham khảo khi có ý định kinh doanh mô hình này. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm cho mình để mở quán sao cho hiệu quả nhất.