Khi bắt đầu kinh doanh bất cứ mô hình nào cũng cần có sự chuẩn bị và đầu tư nhất định. Lĩnh vực F&B nói chung và mở nhà hàng nói riêng đang được sự quan tâm từ cộng đồng khởi nghiệp. Nhiều thách thức và vấn đề được đặt ra cho chủ kinh doanh khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Bài viết dưới đây chia sẻ: Kinh nghiệm chuẩn bị vốn đầu tư nhà hàng cho người khởi nghiệp. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tầm quan trọng của chuẩn bị vốn đầu tư nhà hàng
Bắt đầu kinh doanh là giai đoạn mà số đông chủ kinh doanh nhà hàng lâm vào tình trạng khủng hoảng. Lỗi sai ở đây là họ chỉ dự trù kinh phí để hoàn thành nhà hàng mà chưa tính thêm chi phí duy trì hoạt động trong những ngày đầu khởi nghiệp. Khoảng 3 đến 6 tháng đầu sau khi khai trương là khoảng thời gian chủ kinh doanh nhà hàng chưa thể quay vòng vốn. Vì với tư cách người mới, bạn chưa thể tự mình thu hút được khách hàng mà phải thực hiện nhiều chương trình marketing như khuyến mãi, chạy quảng cáo tốn chi phí tương đối lớn. Thêm vào đó là khoản tiền dành cho lương nhân viên và chi phí nguyên vật liệu. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị sẵn nguồn vốn dự trữ. Bên cạnh đó, khi nhà hàng mở rộng quy mô cũng là lúc quản lý nhà hàng phải chuẩn bị nguồn vốn dự phòng lớn. Để mở một cơ sở mới, bạn gần như phải bỏ ra chi phí tương đương với nhà hàng đầu tiên, chưa tính đến tỷ lệ lạm phát. Hơn thế, bạn vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt động của cơ sở đầu tiên, nên nếu không tính toán kỹ thì lượng vốn bỏ ra sẽ không quay đầu lại với bạn. Nếu không có kinh nghiệm, chúng tôi khuyên bạn nên thuê những chuyên gia về setup nhà hàng. Với kinh nghiệm dày dặn, họ sẽ biết cách đưa ra những giải pháp phù hợp với khả năng tài chính và mục đích của bạn.

Lập kế hoạch chi tiết chuẩn bị vốn đầu tư nhà hàng cần thiết
Sai lầm thứ hai liên quan đến nguồn vốn mà các chủ kinh doanh nhà hàng thường hay phạm phải đó là đầu tư dàn trải. Nguyên nhân này là hệ quả của việc chủ kinh doanh nhà hàng không đầu tư có trọng điểm, không có hạng mục ưu tiên do thiếu kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng sẽ giúp bạn vạch ra mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu đó. Từ đó, bạn có thể nhận thấy những vấn đề ưu tiên tương ứng với từng giai đoạn phát triển của nhà hàng. Tuy nhiên, phần lớn quan điểm của các chủ đầu tư lại cho rằng kinh doanh nhà hàng ăn uống chỉ đơn giản là tìm địa điểm, thuê nhân viên và bán hàng. Một ngộ nhận quá sơ sài, chính vì vậy mà họ không thấy cần thiết phải lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Bạn phải dự trữ khoảng 20-30% tổng chi phí đầu tư để làm vốn dự phòng. Phần vốn này sẽ được dùng để duy trì hoạt động của nhà hàng sau khi khai trương ít nhất là 3 tháng đầu. Phần còn lại để đầu tư cho các công đoạn setup khác.
Một số lưu ý khi chuẩn bị vốn đầu tư nhà hàng hỗ trợ
Một lưu ý cho bạn khi chọn đối tượng hợp tác kinh doanh: Không chỉ quan tâm đến tiềm lực tài chính của đối phương mà bạn nên lưu tâm đến sự phù hợp về tính cách, quan điểm và tham vọng kinh doanh của người đó. Bởi đây là đối tượng bạn cùng chia sẻ quyền quản lý nhà hàng và hợp tác lâu dài nên họ phải thực sự đồng điệu với bạn về chí hướng. Vay vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng dường như là giải pháp cuối cùng được các chủ kinh doanh nhà hàng xem xét. Bạn có thể huy động được lượng vốn lớn và nhanh chóng phù hợp với các mô hình kinh doanh theo chuỗi. Tuy nhiên, bạn lại cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định của bên cho vay hoặc thế chấp tài sản. Trên thực tế, tổ chức tín dụng thường cho vay với lãi suất rất cao, điều này làm giảm uy tín của giải pháp huy động vốn này.

Chuẩn bị vốn đầu tư nhà hàng là bước đi bức thiết của người kinh doanh. Bạn cần lập kế hoạch chi tiết, tìm kiếm người bạn đồng hành đáng tin tưởng cho mình. Thiết kế nhà hàng đẹp, chất lượng công trình tốt – đảm bảo an toàn cũng nằm trong hạng mục cần được đầu tư kĩ lưỡng. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn định hướng mục đích đầu tư nhà hàng thật tốt. Chúc bạn thành công.