Yếu tố nào làm nên tính nổi bật của nhà hàng quán ăn? Đó chính là màu sắc và cách phối hợp màu sắc nội thất. Chủ đầu tư nhà hàng cần tìm hiểu và lựa chọn các màu sắc sao cho phù hợp với mô hình nhà hàng, nổi bật đặc trưng của phong cách thiết kế. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn: Cách phối màu sắc trong thiết kế nhà hàng ăn uống. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Cách phối màu đỏ, trắng, vàng trong thiết kế nhà hàng
Màu đỏ
Màu đỏ được sử dụng trong thiết kế nhà hàng ăn nhanh hay nhà hàng tiệc cưới hay nhà hàng Trung Hoa. Theo như nghiên cứu thì màu đỏ (thuộc gam màu nóng) kích thích sự thèm ăn của khách. Từ đó, tăng số lượng món ăn và thời gian dùng bữa. Chủ đầu tư có thể phối hợp màu vàng kim, trắng để điều tiết độ nóng của màu đỏ. Hoặc màu đỏ có thể dùng để trang trí bảng thực đơn treo tại quán. Giúp thực khách chú ý hơn và dễ dàng lựa chọn món.

Màu vàng
Cách phối hợp tone màu ấm nóng vào thiết kế nhà hàng được ứng dụng khá tốt. Tone màu vàng thể hiện vẻ đẹp khỏe khoắn và điều hòa tâm trạng thực khách. Màu vàng kim kết hợp hiệu ứng ánh sáng dịu nhẹ mang đến cho bạn không gian nhà hàng đẹp, sang trọng và thư giãn. Bạn có thể kết hợp thêm màu đỏ, nâu gỗ để tạo điểm nhấn cho nhà hàng.

Màu trắng
Màu trắng được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất nói chung và nhà hàng nói riêng. Nhà hàng sử dụng màu trắng làm tone màu nền giúp nâng tầm đẳng cấp và sang trọng. Cảm giác tinh khôi, hiện đại là những gì mà màu trắng mang lại. Để tránh cảm giác đơn điệu thì màu trắng sẽ phối hợp các tone màu nhẹ nhàng khác (vàng nhạt, màu Pastel,… ) hoặc mảng xanh thiên nhiên tươi mát. Đây chắc hẳn là màu sắc thích hợp cho nhà hàng của bạn.

Cách phối màu sắc khi thiết kế nhà hàng bằng tone màu trầm
Hiện nay, tone màu trầm đang nhận được sự chú ý từ các chủ đầu tư nhà hàng, quán cafe. Một số màu sắc trầm được ưa chuộng là:
Màu nâu trầm
Màu nâu trầm được sử dụng khá phổ biến khi thiết kế nhà hàng. Màu nâu trầm còn được phối hợp với nội thất gỗ sang trọng làm nên không gian nhà hàng đẹp. Màu nâu tạo cảm giác thân thiện, đơn giản, ấm cúng và bền bỉ. Bạn có thể lựa chọn cách phối màu sắc tăng dần hay giảm dần sắc nâu cho nhà hàng của mình. Màu tường màu be, nội thất màu nâu gỗ trầm hơn sẽ mang đến vẻ đẹp tinh tế và không kém phần sang trọng. Tuy nhiên, đối với nhà hàng nhỏ hẹp bạn không nên sử dụng màu nâu trầm. nên chọn màu sắc sáng hơn và cách bày trí đơn giản để tăng diện tích sử dụng và không gây rối mắt.

Màu đen
Màu đen được phối hợp ứng dụng trong thiết kế nhà hàng lẩu nướng hay buffet. màu đẹp có đặc tính ít bám bẩn, giữ cho không gian nhà hàng của bạn trông sạch sẽ. Ngoài ra, tone màu đen còn tạo cảm giác sang trọng, kích thích sự thèm ăn của thực khách. Tính chất của nhà hàng lẩu nướng thì màu đen sẽ dung hòa được bầu không khí nóng khi dùng lẩu và món nướng.

Ứng dụng màu xanh vào thiết kế nhà hàng
Gam màu xanh cũng là loại màu sắc đang được ưa thích và ứng dụng tốt vào không gian nội thất nhà hàng. Với mô hình nhà hàng hải sản, nhà hàng sân vườn, nhà hàng chay thì màu xanh sẽ là tone màu chủ đạo thể hiện thông điệp riêng, tính chất của mô hình nhà hàng.
Màu xanh lá cây
Màu xanh lá cây đại diện cho thiên nhiên hoa lá. Đây là màu sắc tạo sự thân thiên, thư giãn và thân thiện khi thực khách đến với nhà hàng có gam màu này. Màu xanh lá không chỉ thể hiện qua màu sơn hay chất liệu vật dụng nội thất mà còn là cảnh quan thiên nhiên, cây cảnh lồng ghép khéo léo vào nhà hàng. Thực khách của bạn sẽ ưng ý ngay từ cái nhìn đầu tiên đấy!

Màu xanh biển
Màu xanh nước biển/ màu xanh da trời đại diện cho trời và biển xanh bao la. Không chỉ ứng dụng trong nhà hàng hải sản mà còn là các mô hình quán cafe bar hay nhà hàng Pub mang sắc xanh biển cũng khá ấn tượng. Phối hợp thêm nội thất gỗ trong nhà hàng màu xanh biển làm tăng cảm giác ấm cúng và thư giãn cho khách.

Các gợi ý cách phối hợp màu sắc trong thiết kế nhà hàng được ưa chuộng hiện nay đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn. Ngoài việc lựa chọn màu sắc chính cho nhà hàng bạn cần phối màu sao cho phù hợp và không tạo ra cảm giác khó chịu cho người nhìn. Phối màu theo công thức 6 – 3 – 1 (6 phần màu chính, 3 phần màu phụ và 1 phần màu nhấn) là công thức dễ áp dụng và ứng dụng tốt. Bạn nên lưu ý và lựa chọn cho phù hợp với cơ sở kinh doanh của mình nhé! Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm: Top 3 phong cách thiết kế nhà hàng kiểu Pháp hiện nay