Chàm hiện nay là một trong những loại bệnh da liễu thường xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi từ bé đến lớn mà đến nay chưa ai xác định được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh chàm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin về bệnh chàm và sự thật bệnh chàm là gì. Bệnh chàm có bị lây khi tiếp xúc gần không?
Bệnh chàm là gì mà khiến nhiều người lo sợ?
Eczema là tên khoa học của bệnh chàm, là loại bệnh viêm da cấp hoặc mãn tính rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh chàm đa số xuất hiện ở những đứa trẻ sơ sinh khi mới 1-2 tuổi đầu, cũng đã có những trường hợp bệnh chàm xuất hiện trên da của một người đã trường thành. Vì thế, cho thấy bệnh chàm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính không phân biệt cá thể nào. Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ít vận động, chàm thường xuất hiện ở trán, đầu, và xuất hiện nhiều ở hai bên má. Còn với người lớn, chị em nội trợ, các công nhân hàng ngày tiếp xúc với hóa chất độc hại,…sẽ dễ nhận biết hơn là chàm xuất hiện nhiều trên các đốt ngón hay hoặc bàn tay.

Chàm khi xuất hiện trên da sẽ gây cho bạn cảm giác ngứa ngáy, có những cơn ngứa dữ dội sẽ làm bạn phải cào mạnh trên bề mặt da khiến tình trạng da bong tróc và nhiễm trùng da nếu bạn không vệ sinh thật kỹ.
Tình trạng chàm xuất hiện và khiến bạn phải mạnh tay với làn da của mình sẽ khiến bạn phải chịu những cơn đau không muốn, vùng da bị chàm không bảo quản kỹ sẽ ngày một sần sùi và khô ráp. Những vết chàm lộ rõ ra bên ngoài sẽ khiến cho bạn tự ti hơn với mọi người xung quanh, không còn hòa đồng và bản tính sẽ cáu gắt hơn vì những vết chàm xấu xí này.
Chàm là loại bệnh không gây nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên bản thân mỗi người hoặc mỗi phụ huynh nên sớm theo dõi và phát hiện kịp thời loại bệnh này. Đồng thời, mọi người nên tìm và theo dõi nguyên nhân gây nên bệnh chàm trong cơ thể để có cách điều trị bệnh chàm phù hợp và an toàn nhất nhé.
Bệnh chàm có bị lây khi tiếp xúc gần hay không?
Khi nghe đến bệnh chàm, chắc hẳn ai cũng vội vàng sợ hãi và tránh xa để giảm tỉ lệ lây về mình. Vậy nếu mọi người cũng như vậy thì bệnh chàm làm sao được chữa khỏi đây? Thực chất, bạn nên có cái nhìn khách quan về bệnh chàm, bệnh chàm không đáng sợ như những gì bạn nghĩ và bệnh chàm cũng không lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác được. Bệnh chàm là một loại bệnh liên quan trong huyết thống, chàm trên vùng da người bệnh có thể dễ dàng lây từ vùng da này sang vùng da khác trong điều kiện tự nhiên rất dễ dàng.
Chàm sẽ dễ dàng được kiểm soát và được chữa trị dứt điểm nếu bạn biết cách chăm sóc và điều trị, hạn chế tăng số lượng bội nhiễm và sự tấn công dữ dội của vi khuẩn có hại trên da.
Tính chất nguy hiểm của người mắc bệnh chàm trên da
Chưa một nhà khoa học nào chẩn đoán chính xác được là bệnh chàm có nguy hiểm hay không. Thế nhưng, bệnh chàm không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại nguy hiểm và khiến bạn lo âu đến cuộc sống bên ngoài. Nếu vết chàm quá to, gây cho bạn cảm giác ngứa ngáy khó chịu và hành động phản xạ lại là bạn phải gãi hoặc cào vết chàm sẽ khiến nó dễ dàng loang ra những vùng da khác, gây tình trạng rỉ máu nếu lực tác động vào da quá mạnh. Về lâu về dài những vết chàm sẽ khiến cho cơ thể bạn xấu đi, gây tự ti khi giao tiếp với mọi người. Đặc biệt, có nhiều vết chàm mạn tính sau một thời gian không điều trị sẽ đi sâu vào máu, sẽ tái phát ở những lần bạn uống rượu bia, hay những lần ăn hải sản. Những trường hợp như thế sẽ rất khó điều trị và có thể di truyền sang con của mình sau này.
Sau bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm sự hiểu biết và có thêm kiến thức về loại bệnh chàm quen thuộc này. Bệnh chàm thật sự không đáng sợ, không nguy hiểm, nhưng nếu bạn không phát hiện và điều trị sớm mới đáng sợ. Vì thế, bạn nên thường xuyên chăm sóc da và nếu bạn là người kỹ tính thì nên đến bệnh viện da liễu kiểm tra định kỳ 6 tháng/ 1 lần bạn nhé. Chúc bạn luôn giữ cho mình một làn da chắc khỏe và an toàn nhất.
Tham khảo thêm tại: 24hkhoedep.com